Sau thời gian bị ảnh dịch Covid-19, ngành điện ảnh nói chung, ngành công nghiệp rạp chiếu phim nói riêng đang có những thay đổi tích cực. Đây có thể là bước đầu cho sự trở lại mạnh mẽ của các rạp phim toàn cầu trong năm sau.
Sau dịch Covid-19, bức tranh toàn cảnh về thị trường rạp chiếu phim tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Các rạp chiếu phim dần sôi động trở lại thu hút một lượng lớn khán giả đến rạp.
Số lượng khách tới rạp chiếu phim trong các năm gần đây
(số liệu từ Box Office Việt Nam)
Nửa đầu năm 2023, riêng điện ảnh Việt Nam đã thu về gần 1000 tỷ VNĐ với 10 phim chiếu rạp (theo Box Office). Giữa làn sóng kinh tế suy thoái, rạp phim vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhưng nhìn chung, thị trường phim chiếu rạp vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng và phát triển.
Trải nghiệm điện ảnh trong rạp phim vẫn là một hình thức giải trí khó thay thế. Khán giả vẫn có nhu cầu đến rạp, không chỉ là để được “thưởng thức” các tác phẩm điện ảnh một cách toàn diện, mà còn là nơi giao lưu văn hóa, nối kết cộng đồng. Nhất là khi càng ngày càng xuất hiện những lựa chọn rạp chiếu hợp túi tiền mà vẫn đáp ứng được những điều kiện cơ sở hạ tầng và chất lượng âm thanh…
Từ lâu, rạp chiếu phim là “miếng bánh ngon”, khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước phải cân nhắc, tạo ra một cuộc cạnh tranh phát triển hệ thống rạp chiếu rầm rộ. Kinh doanh rạp chiếu phim với các hoạt động như: bán vé, đồ ăn thức uống… là một hình thức đầu tư hiệu quả và bền bỉ, nhưng chi phí cực lớn, khả năng hoàn vốn chậm, đòi hỏi nhà đầu tư phải có những chiến lược lâu dài.
Trong thời điểm rất nhiều dịch vụ rơi vào tình trạng bão hoà, thua lỗ thì rạp chiếu phim vẫn tăng trưởng khá ổn định. Thêm vào đó, với đặc điểm cơ cấu dân số khá trẻ, tiếp cận với nhiều loại hình giải trí, nhu cầu chăm lo cho đời sống tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú.
Vì vậy, đầu tư vào các ngành dịch vụ giải trí nói chung và nền công nghiệp điện ảnh nói riêng trong bối cảnh kinh tế suy thoái cũng chính là cơ hội để các nhà đầu tư Việt bứt phá. Nhưng làm sao để tham gia vào cuộc chơi này với bài toán về kinh phí đầu tư lẫn khả năng hoàn vốn?
Trong khi các ông lớn ganh đua gắt gao tại thị trường rạp chiếu phân khúc cao cấp, thì Beta Cinemas đã thành công chiếm lĩnh phân khúc trung cấp và đem đến cho các nhà đầu tư cơ hội tham gia với mô hình nhượng quyền rạp phim.
Beta Cinemas là mô hình rạp chiếu với giá vé hợp lý, hướng tới nhóm khách hàng học sinh sinh viên và người thu nhập ở mức trung bình nhưng vẫn đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và trải nghiệm điện ảnh cốt lõi. Sau gần 10 năm thành lập và phát triển, Beta Cinemas đã xây dựng 16 cụm rạp trải dài khắp cả nước bao gồm: TP.HCM, Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Giang… và sắp tới là 2 cụm rạp tại Lào Cai và Phú Quốc.
Năm 2023, khi rạp chiếu phim Việt Nam thu hút gần 25 triệu lượt khách hàng, tăng trưởng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, Beta Cinemas vẫn giữ vững mức tăng trưởng 108% so với 2022. Tiếp nối đà phát triển, Beta Cinemas đặt mục tiêu đến 2030 sẽ đạt được mức doanh thu ước tính 1400 tỷ VNĐ, chiếm 70% thị trường rạp chiếu phim trung cấp.
Để bứt phá thành công, Beta Cinemas là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền với sự ra mắt của hàng loạt các rạp nhượng quyền tại Lào Cai, Phú Quốc… Mô hình này giúp Beta Cinemas mở rộng nhanh chóng thị phần của mình và phủ sóng hệ thống rạp chiếu phim trên toàn quốc.
Lễ ký kết hợp tác nhượng quyền rạp phim Beta Cinemas
Tỷ lệ lấp đầy trung bình của rạp Beta Cinemas là 20%, cao hơn so với trung bình thị trường 4%. Nhưng chỉ với tỷ lệ lấp đầy khoảng 7%, các nhà đầu tư đã dễ dàng và nhanh chóng hoàn vốn.
Rạp chiếu Beta Cinemas Quang Trung
Tất cả những ưu thế đó tạo ra cho hệ thống Beta Cinemas biên lợi nhuận lên tới 25% mỗi năm, tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao từ 20-33% và biến doanh nghiệp trở thành một đơn vị uy tín - an toàn của các nhà đầu tư, một cơ hội bứt phá lợi nhuận ngay cả khi nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Theo báo Doanh Nhân Sài Gòn